Khi đến với Hội An bạn có bao giờ tự hỏi, sao nơi đây có đồ ăn ngon? Nhà cổ sau bao năm tháng vẫn vô cùng vững chắc? Sao người Hội An lại tự hào với đồ gốm, thước vải ?
Bởi quanh Hội An có những làng nghề truyền thống nơi có những người thợ tài hoa, người nông dân cần cù chịu khó, có kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.
1. Làng quất Cẩm Hà
2. Làng lụa Hội An
3. Làng chài Hội An
4. Làng rau Trà Quế
5. Làng mộc Kim Bồng
6. Làng đuc Đồng Phước kiều
7. Làng gốm thanh hà
Làng nghề quy tụ rất nhiều nghệ nhân trồng quất cảnh, vì thế cây quất Cẩm Hà được đánh giá chất lượng rất cao, trái đỏ rực, đều và đẹp.
Trong làng có gần 1.000 nhà vườn trồng quất với tổng diện tích hơn 200 ha. Quất được trồng quanh năm và phân phối chủ yếu cho thị trường miền Trung.
Đến với Cẩm Hà du khách sẽ được biết đến những cây quật “thế” tạo hình nghệ thuật độc đáo từ các nghệ nhân hàng đầu làng quật cảnh Cẩm Hà. Tham quan và thưởng thức những món quà quê thơm thảo được chế biến từ trái quật như: quật ngào, nước quật, rượu quật, mứt quật… và các món đặc sản Cao Lầu, Mỳ Quảng, Bánh Xèo, nước hạt é…
Địa chỉ : Phố Nguyễn Tất Thành và cách trung tâm phố cổ chừng 1km.
Bạn có muốn biết Lụa Hội An nổi tiếng từ 300 năm trước , đến nay vẫn được lưu giữ và phát huy tại Làng Lụa Hội An với kỹ nghệ dệt thủ công của văn hóa Champa thời Đại Việt.
Tại đây du khách không chỉ được trải nghiệm quy trình dệt lụa tơ tằm cổ truyền từ nuôi tằm, quay tơ từ kén vàng đến dệt vải.
Không những thế du khách còn được tham quan nhà Rường (hay còn được gọi là nhà Việt cổ) và khám phá phong cách kiến trúc độc đáo, hoài cổ, đậm nét triết lý phương Đông từ thế kỷ XIX. Kiến trúc nhà Rường phần nào điểm tô thêm giá trị cổ kính truyền thống cho không gian đặc trưng của Làng Lụa Hội An.
Tại khu trưng bầy sản phẩm du khách có thể chọn những sản phẩm lụa, vải vô cùng đẹp mắt và tinh tế để làm quà du lịch Hội An dành cho người thân, bạn bè và cho cả chính mình nữa.
Địa chỉ : Ven biển cửa Đại
Làng chài đẹp, bình dị đặc trưng với những ngôi nhà sơn vàng nằm bên bãi biển đầy cát mịn thơ mộng. Bạn có thể kết hợp đi thăm làng Thanh Nam với và biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng. Hoặc có thể thuê xe đạp, xe máy đi quanh làng từ phố cổ Hội An.
Cũng như đặc trưng bao làng chài khác, bạn dễ dàng bắt gặp sân đầy cá bốc mùi tanh hoặc mùi nước mắm, các trang trại nuôi cá.
Du khách có thể tham gia trải nghiệm đánh bắt cá cùng ngư dân, cũng như thưởng thức các món hải sản tươi ngon.
Địa chỉ : Cẩm Hà
Cách Hội An khoảng 3km đây là nơi cung cấp nguyên liệu cho các món ăn đặc sản của Hội An. Đây là một trong những làng nghề có dịch vụ du lịch phát triển nhất, vé cho khách tham quan làng rau Trà Quế là : 30.000 đ
Nhưng chi phí đó là hoàn toàn xứng đáng khi bạn được tận hưởng không khí trong lành, trải nghiệm làm người nông dân trồng rau thực thụ. Bạn cũng đừng quên thưởng thức ẩm thực nơi đây với những món rau ăn kèm thơm ngon được lấy từ chính những luống rau mà bạn vừa đi qua.
Điểm đặc biệt rau Trà Quế là được trồng trên đất màu, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò - chảy qua làng.
Về danh xưng trà quế cũng là câu chuyện thú vị kể rằng : Vua Triều Nguyễn có lần du ngoạn trên sông Đế Võng, nghe tiếng đồn làng có nhiều loại rau lạ nên ghé vào thăm và thưởng thức các món ăn ở đây; đặc biệt, có một loai rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà nên vua bèn cải sửa danh xưng Nhự Quế thành Trà Quế. Danh xưng đó ra đời đã hơn 300 năm và lưu truyền đến tận hôm nay.
Địa chỉ : Cẩm Kim
Chắc hẳn ai cũng biết Hội An là nơi có những ngôi nhà cổ bằng gỗ nhiều nhất, được bảo quản tốt nhất dù đã qua hàng trăm năm. Để được như vậy không thể không nhắc đến bàn tay tài hoa của những người thợ đến từ làng Kim Bồng.
Đến Kim Bồng du khách không khỏi ngỡ ngàng với các sản phẩm từ gỗ của chính làng nghề tạo tác đươc trưng bày trong nhà xưởng không gian mở, du khách có thể dễ dàng tham quan, tìm hiểu và thậm chí là tham gia trải nghiệm một vài phút giây làm “thợ mộc”.
Địa chỉ : Điện Phương - Điện Bàn – Quảng Nam
Đây là làng nghề truyền thống có vị trí cách Hội An khá xa, tuy nhiên nằm trên quốc lộ 1A nên du khách có thể kết hợp với chuyến đi Mỹ Sơn.
Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân biểu diễn các loại nhạc cụ cồng chiêng do chính mình khai sinh ra và đặc biệt, du khách còn được lắng nghe những những âm thanh tuyệt vời phát ra từ những dụng cụ này. Âm thanh làm nên cái hồn của tiếng chiêng Phước Kiều.
Địa chỉ : Thanh Hà
Đến nơi đây bạn sẽ được hoà mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình mà còn được tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm cho người thân và bạn bè hay trải nghiệm tự tay làm ra những sản phẩm gốm độc đáo.
Tại Thanh Hà cũng nổi tiếng với công viên đất nung được ví như một bảo tàng gốm “có một không hai” trên cả nước với nhiều khu vực chợ, triển lãm, bảo tàng trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo. Thú vị nhất trong công viên là các công trình kiến trúc của Việt Nam, những kỳ quan thế giới bằng gốm thu nhỏ.
Mỗi làng nghề lại có những điều thú vị và cảnh quan đặc trưng riêng. Bạn muốn trải nghiệm với nghề nào nhất ? Làm gốm, làm lụa, đánh cá hay trồng rau … ? Nếu chưa biết hãy thử tất cả nhé, rất nhiều điều hấp dẫn đang chờ bạn đó.
Mách nhỏ : Có một nơi tên Ký Ức Hội An mà bạn có thể đến để trải nghiệm những nghề truyền thống này mà không cần phải đi cả 7 làng.
♦ Nhận ngay Voucher giảm giá khi mua từ 2 vé xem show
♥ Combo ưu đãi:
Combo vé show + rừng dừa: 550.000đ
Combo vé show + buffet tối: 610.000đ
Combo vé show + du thuyền thả đèn hoa đăng: 550.000đ
Combo vé show + phòng resort Memories 4 sao + buffet sáng: 1.050.000đ
Lịch trình gợi ý:
15:00 Di chuyển đến rừng dừa
♦ Trãi nghiệm tham quan rừng dừa bằng thuyền thúng
♦ Chèo thúng, câu cua, xem người dân tung lưới đánh cá
♦ Hát Karaoke
16:30 Di chuyển vào phố cổ Hội An
♦ Tham quan phố cổ
♦ Check in Chùa Cầu Hội An
♦ Cà phê Faifo và hẻm tường vàng - 130 Trần Phú
♦ Thưởng thức các món ăn địa phương tại phố cổ
18h00 Di chuyển vào Đảo Ký ức
♦ Xem Minishow
20h-21h Xem show diễn thực cảnh Ký ức Hội An