Đi du lịch làng cổ để biết đến nhịp sống bình dị, kiến trúc cảnh quan cổ kính rêu phong đẹp như tranh vẽ, và có những điểm check in hoài cổ độc đáo.
Nếu bạn không “sợ” bị lôi tuột về tuổi thơ trong trẻo, du dương
Xem nhanh nội dung 9 ngôi làng cổ đẹp nhất
Không xô bồ tấp nập, không lung linh rực rỡ, không tiện nghi sang trọng như một số tụ điểm du lịch. Các làng cổ dù đón khách đến thăm vẫn giữ được phong thái của một làng quê bình dị với các kiến trúc cổ kính đã gìn giữ qua bao thế hệ.
Chính sự hoài cổ độc đáo đó đã khiến du khách có xu hướng đi du lịch, tìm hiểu lối sống bình dị thôn quê ngày một nhiều hơn, để có thể cân bằng với lối sống đô thị đầy lo toan hiện nay.
Một địa điểm rất quen thuộc cách Hà Nội khoảng 40km, được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch quanh hà nội 1 ngày được yêu thích nhất.
Cách di chuyển : Có 2 cách
+ Đi bằng xe máy từ Đại Lộ Thăng Long, ngã ba Hoà Lạc theo đường 21. Đường đẹp nên rất dễ đi. + Đi xe bus : Đến bến xe Sơn Tây rồi tiếp tục đi xe ôm vào Đường Lâm. Chuyến cuối bus là 9h tối.
Giá vé thăm quan làng cổ Đường Lâm là 20k/ người.
Đến làng bạn có thể thuê xe đạp theo giờ hoặc cả ngày :
+ Thuê theo giờ : 30k/ giờ
+ Thuê theo ngày : 100k/ ngày
Đây là một ngôi làng rất yên bình, người dân thân thiện nên bạn không phải lo lắng quá về việc người dân tự làm dịch vụ và chặt chém du khách đâu.
1 - Cổng làng Mông Phụ
2 - Đình Làng Mông Phụ
3 - Các nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh.
4 - Đền thờ Phùng Hưng, Ngô Quyền, Chùa Mía….
Cách thành phố Huế khoảng 40km đã trải qua hơn 500 năm tồn tại làng cổ Phước Tích vẫn còn giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của đời sống sinh hoạt làng quê Việt với phong cảnh hữu tình, yên ả, với cây đa, bến nước, sân đình.
Địa chỉ : xã Phong Hòa, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế
Cách quốc lộ 1 A khoảng 1km.
Đi vào trong làng ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, những khu vườn rộng rãi với những cây cổ thụ xanh tốt, cây hoàng lan hơn 100 tuổi trước nhà mệ Tràng đến mùa vẫn nở hoa thơm ngát, hay cây tùng, mai, mít… vẫn đổ bóng xuống làng quanh năm.
Nghề truyền thống ngôi làng là làm gốm, đến nay, người Huế vẫn còn nhớ câu: “Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế/ Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân” để nói về những của ngon vật lạ, món đồ quý hiếm của đất kinh thành, trong đó có om - nồi đất của làng Phước Tích dùng để nấu cơm của vua chúa.
Địa chỉ : xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cách thị trấn Đức Hòa 4 cây số (trên Tỉnh lộ 824, đường từ Đức Hòa đi Bến Lức, Long An).
Làng cổ Phúc Lộc Thọ có gì?
+ Nhà cổ : Tại đây có các ngôi nhà xưa với nhiều kiểu kiến trúc cổ đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều được chủ nhân sưu tầm từ Huế, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Quảng Nam... và các tỉnh miền Tây. Đây cũng là không gian lý tưởng để du khách thư giãn, tĩnh tâm và hòa mình vào với thiên nhiên.
+ Cảnh quan : Khu giải trí của làng cổ Phúc Lộc Thọ có đến 250 nghìn cây hoa lan các loại được nhập từ Thái Lan, gần 20 cây cổ thụ hàng trăm tuổi và nhiều hòn non bộ được đặt giữa các hồ với thiết kế đa dạng, phong phú.
Bát tràng không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ khắp cả nước, mà còn được biết đến như điểm check in hoài cổ và trải nghiệm làng nghề truyền thống thú vị.
Địa chỉ : Gia Lâm – Hà Nội
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km
Cách đến bát tràng :
+ Xe máy, taxi : Là phương tiện đường nhiều người lựa chọn khi đến bát tràng, bởi trong làng không cấm xe máy.
+ Xe bus : Để tiết kiệm bạn cũng có thể đi bus chỉ 7k/ vé. Tuyến bus đi bát tràng là 47, 04, 08.
Là ngôi làng nghề cổ ít bị tác động bởi đô thị hóa, nên tại đây vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ, các hẻm cũ kỹ góc nhỏ rêu phong để các bạn thỏa sức hòa cổ nhé. Ngoài ra thì các cửa hàng gốm với mẫu mã đa dạng từ đồ gia dụng đến đồ trang trí cũng là khác không gian tuyệt vời để có những tấm hình mộc mạc đáng nhớ.
+ Xưởng , cửa hàng làm đồ gốm :
Trải nghiệm chính tay làm đồ gốm là hoạt động thú vị mà ít ai có thể bỏ qua khi đến thăm làng nghề truyền thống này.
Ngoài đồ gốm truyển thống như bát, đĩa, ấm chén, bình gốm, chậu cảnh thì ở bát tràng cũng không thiếu các sản phẩm gốm trang trí.
+ Hẻm nhỏ cũ kỹ
Ở bát tràng có rất nhiều hẻm nhỏ chỉ vừa đủ 1 chiếc xe máy di chuyển , hầu hết là nằm giữa các bức tường cũ kỹ, đôi khi là được chắp vá có diện mạo khá kỳ lạ.
+ Nhà cổ
Thật thiếu sót khi đến làng bát tràng mà không ghé thăm các kiến trúc cổ. như nhà cổ Vạn Vân, đình làng bát tràng, nhà Tây
Địa chỉ : xưa thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Sơn – Thanh Hóa
Làng có niên đại từ 2.500 năm trước và được phát triển liên tục cho đến ngày này. Giai đoạn quan trọng nhất là thời kỳ Văn minh Đông Sơn đã trở thành một nền văn minh tiêu biểu của tổ tiên ta thời kỳ dựng nước, trống Đông Sơn trở thành biểu tượng tài năng trí sáng tạo của người Việt cổ buổi đầu tạo dựng văn minh.
Có chiều dài lịch sử lâu đời như vậy nên không lạ ngôi làng này còn giữ được nhiều nét cổ kính của một làng quê nông nghiệp truyền thống
Địa chỉ : xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội
Làng cự đà hiện này chỉ còn một số ngôi nhà cổ có tuổi hàng trăm năm với phong cách kiến trúc kiểu Pháp hoặc Bắc Bộ.
Các bạn xem Review Ngôi làng này nhé.
Địa chỉ : xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam
Cách Tp Tam Kỳ khoảng 30km
Làng cổ Lộc Yên hiện còn 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100-150 năm, làm bằng gỗ mít, loại cây ăn quả chủ yếu ở vùng quê Tiên Phước, theo kiểu 3 gian 2 chái.
Cảnh sắc ở đây cũng rất bình dị nên thơ, với những nét rêu phong cổ kính đậm dấu ấn thời gian.
Địa chỉ : xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Trong làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp có các ngôi nhà nổi bật như: nhà cổ ông cụ Xoát, nhà cổ ông Kiệt, nhà cổ ông Ba Đức, nhà cổ ông Cai Huy, nhà cổ ông Liêm, nhà cổ ông 10 Võ
Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản" .
Địa chỉ : xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km
Ngôi làng yên ả như vẫn có từ hàng trăm năm trước, với hàng tre xanh rì, con đường trải dài rau mơ và những kiến trúc cổ kính hoài niệm. Bước trên con đường làng du khách như bị “lôi tuột” về với tuổi thơ trong trẻo, du dương.
Lựa chọn du lịch làng cổ Phong Nam đang là xu hướng của nhiều du khách đến với Đà nẵng. Phương thức di chuyển cũng rất thuận tiện.
Từ trung tâm đà nẵng bạn có thể đi bằng : Tàu hỏa, xe khách, xe máy.
Cả 9 ngôi làng đều rất hoài cổ, rất nên thơ phải không? Bạn đã quyết định đến ngôi làng cổ nào trước chưa ?
Còn một điểm để bạn hoài cổ cũng rất thú vị và rất sinh động nhé, đó là show Ký Ức Hội An - vở diễn đưa bạn đi từ thủa khai hoang lập ấp đến hiện tại đó.
♦ Nhận ngay Voucher giảm giá khi mua từ 2 vé xem show
♥ Combo ưu đãi:
Combo vé show + rừng dừa: 550.000đ
Combo vé show + buffet tối: 610.000đ
Combo vé show + du thuyền thả đèn hoa đăng: 550.000đ
Combo vé show + phòng resort Memories 4 sao + buffet sáng: 1.050.000đ
Lịch trình gợi ý:
15:00 Di chuyển đến rừng dừa
♦ Trãi nghiệm tham quan rừng dừa bằng thuyền thúng
♦ Chèo thúng, câu cua, xem người dân tung lưới đánh cá
♦ Hát Karaoke
16:30 Di chuyển vào phố cổ Hội An
♦ Tham quan phố cổ
♦ Check in Chùa Cầu Hội An
♦ Cà phê Faifo và hẻm tường vàng - 130 Trần Phú
♦ Thưởng thức các món ăn địa phương tại phố cổ
18h00 Di chuyển vào Đảo Ký ức
♦ Xem Minishow
20h-21h Xem show diễn thực cảnh Ký ức Hội An